Viêm họng khi trở mùa là chứng bệnh phổ biến với cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiều người sử dụng phương pháp ngậm muối hoặc súc miệng bằng nước muối với suy nghĩ muối có tính sát khuẩn, tốt cho việc chữa trị viêm họng. Tuy nhiên, hành động này lại làm tổn thương nặng vùng niêm mạc miệng do tự pha nước muối quá mặn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh Viêm họng
Thực tế, nhiều bệnh nhân bị tổn thương nặng vùng niêm mạc miệng do tự pha nước muối quá mặn. Thậm chí, nhiều mẹ đã dùng nước muối bơm rửa mũi cho con khiến bé bị viêm phổi phải đi cấp cứu.
Các bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân súc miệng và nhỏ mắt hàng ngày với nước muối. Nước muối là một trong những bí quyết phòng và chữa bệnh hiệu quả đặc biệt trong thời tiết giá lạnh. Dùng nước muối súc miệng hàng ngày rất có lợi trong việc kháng khuẩn trị bệnh. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng khi người dân sử dụng nước muối đúng cách.
Súc miệng bằng nước muối đúng cách
Cách súc miệng bằng nước muối sinh lý:
- Ngậm khoảng 5 phút.
- Ngửa cổ ra sau, khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn.
- Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 – 4 lần với nước muối mới.
- Đối với người bị viêm họng, 3 giờ súc họng một lần.
- Nên súc họng trước và sau khi ngủ.

Lưu ý khi ngậm nước muối:
- Ngậm nước muối tuyệt đối không dùng nước quá mặn sẽ làm niêm mạc tổn thương nặng hơn, có thể gây nên các bệnh khác.
- Bệnh nhân viêm họng không nên ngậm luôn cả hạt muối (dùng chanh, gừng và muối để ngậm) bởi độ mặn trực tiếp của muối sẽ càng làm tổn thương niêm mạc khiến bệnh lâu khỏi.
Cách pha nước muối
Nước muối dùng để súc miệng, theo khuyến cáo của chuyên gia, là nước muối sinh lý đã được pha theo tỷ lệ chuẩn (9/1.000).
Nếu tự pha để dùng, nước muối chỉ nên có độ mặn hơi nước canh thường dùng. Một lít nước có thể pha 2 muỗng cà phê muối.

Mọi người có thể dùng nước muối pha đạt chuẩn rửa mắt, mũi, súc miệng hàng ngày, không giới hạn số lần.
Đối với thói quen bơm nước muối vào mũi thường được các mẹ thực hiện cho trẻ nhỏ, nếu không thực hiện cẩn thận sẽ làm nước vào xoang, xuống phổi gây viêm đồng thời đẩy vi khuẩn vào trong phổi thay vì chỉ nằm trong vùng họng như ban đầu. Tốt nhất các mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thực hiện thao tác này.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh Viêm xoang
Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!
——————————————————————
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC
ĐỊA CHỈ: 838 – 840 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP.HCM
HOTLINE: 0938.558.133–0938.44.22.12
TỔNG ĐÀI: (028) 38 645 318
EMAIL: Pkbsgdphuduc@gmail.com
FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc