Loãng xương là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất, thường diễn tiến thầm lặng nhưng chỉ cần một tác động nhẹ cũng gây nên hậu quả nặng nề như gãy xương, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay…

Loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, với bất kỳ nhóm tuổi nào, tuy nhiên thường thấy ở các đối tượng:
- Phụ nữ mãn kinh (từ 50 tuổi trở lên).
- Nam giới từ 60 tuổi trở đi.
- Phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng hoặc nam giới bị suy giảm sinh lý
- Người có khung xương nhỏ, suy dinh dưỡng, thấp còi
- Người có chế độ ăn thiếu canxi và vitamin.
- Người có chế độ sinh hoạt kém: hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động, tập luyện, lạm dụng thuốc hoặc dùng một số loại thuốc trong thời gian dài như corticosteroid, thuốc chống co giật…
- Người có bệnh lý nền lâu ngày: , tai biến, đột quỵ, mắc các bệnh liên quan đến nội tiết: tuyến giáp, thượng thận…

Loãng xương xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi chủ yếu do quá trình lão hóa, loãng xương ở người trẻ là loãng xương thứ phát – chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
Bệnh loãng xương
Nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương
Hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương thưa dần gây nên bệnh lý loãng xương là hệ quả của các nguyên nhân:
- Lão hóa và tuổi tác: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Người bị loãng xương do lão hóa được gọi là loãng xương nguyên phát.
- Hormon giới tính: Hormon giới tính là yếu tố bảo vệ xương và tăng quá trình tạo xương khi còn trẻ. Khi nồng độ hormon này suy giảm (thường do tuổi tác), gây nên bệnh loãng xương, mà phụ nữ mãn kinh là trường hợp điển hình nhất (nồng độ estrogen giảm đột ngột).
- Ăn uống, lối sống, dùng thuốc và bệnh tật là những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh loãng xương thứ phát.

Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương
Loãng xương có diễn biến bệnh lý thầm lặng, cho đến khi gây nên các hệ lụy nghiêm trọng.
Trong giai đoạn bị loãng xương, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu cảnh báo:
- Sụt cân, vã mồ hôi, buồn bã chân tay, chuột rút (Đây là những dấu hiệu do thiếu Canxi trong máu gây ra)
- Đau nhức đầu xương, mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim châm
- Đau vùng xương chịu gánh nặng cơ thể như cột sống, thắt lưng, xương chậu, hông, đầu gối. Đau âm ỉ, kéo dài tăng dần khi vận động, đi lại, đứng sau khi ngồi lâu, thuyên giảm khi nằm nghỉ.
- Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi bạn vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
Bệnh loãng xương
Xử lý điều trị bệnh loãng xương
Vì tính chất âm thầm và nguy hiểm mà bệnh nhân nên phát hiện sớm bệnh loãng xương để tránh các hậu quả đáng tiếc.
Cách tốt nhất để phát hiện bệnh loãng xương và ngăn chặn các biến chứng của bệnh lý này là thực hiện đo loãng xương định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đo mật độ xương
Đo chức năng nói chung và đo loãng xương nói riêng là một trong những phương pháp cận lâm sàng được đầu tư tại phòng khám BSGD Phú Đức với hệ thống máy móc tiên tiến, các trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ ưu tú đến từ các bệnh viện hàng đầu TPHCM.
Đến với phòng khám Phú Đức, khách hàng được phục vụ bởi thái độ tận tụy, chu đáo, chuyên nghiệp từ đội ngũ tư vấn 24/24, hỗ trợ trực tuyến và các bác sĩ gia đình luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!
——————————————————————
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC
ĐỊA CHỈ: 838 – 840 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP.HCM
HOTLINE: 0938.558.133–0938.44.22.12
TỔNG ĐÀI: (028) 38 645 318
EMAIL: Pkbsgdphuduc@gmail.com
FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc