Suy thận

Suy thận là bệnh lý thận tương đối phổ biến, bệnh ít có những biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn sớm nhưng lại có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Suy Thận
Bệnh suy thận

Bệnh suy thận

Thận có 4 chức năng chính:

  1. Giữ cân bằng dịch trong cơ thể; 
  2. Giữ cân bằng các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ; 
  3. Loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như ure, creatinin (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); 
  4. Giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.

Nhìn chung, thận là cơ quan thực hiện lọc máu bằng cách cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu. 

Suy thận (tổn thương thận) là tình trạng suy giảm chức năng của thận.  

Biểu Hiện Suy Thận
Biểu hiện suy thận


Suy thận cũng như hầu hết các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Khi đó, các chất thải và nước có thể tích tụ trong cơ thể, gây nhiều ảnh hưởng đến cơ thể.

Nếu không chữa trị, thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Suy Thận
Suy thận

Suy thận gồm: Suy thận cấp và Suy thận mạn.

Suy thận cấp (tổn thương thận cấp) 

Suy thận cấp (còn được gọi là ARF) là tình trạng chức năng thận bị mất một cách đột ngột. 

ARF có ba cơ chế chính:

  1. Thiếu lưu lượng máu đến thận;
  2. Những bệnh lý ngay tại thận gây ra;
  3. Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận.

Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần.

Suy Thận Giai đoạn Cuối
Suy thận giai đoạn cuối

Suy thận mạn (bệnh thận mạn)

Suy thận mạn là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Suy thận mãn tính xảy ra khi có một bệnh hoặc rối loạn ở thận xuất hiện. Bất thường này sẽ làm tổn thương thận ngày càng trầm trọng trong vài tháng hoặc vài năm.

Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. 

Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bắt đầu đi qua giai đoạn cuối và cần được điều trị thay thế thận bằng lọc máu định kỳ, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

Các Giai đoạn Của Suy Thận Mạn
Các giai đoạn của suy thận mạn

Nguyên nhân gây suy thận

Suy thận cấp và suy thận mạn có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, bởi mức độ tổn thương chức năng của ở 02 mức độ suy thận này là rất khác nhau. 

Nguyên nhân gây suy thận cấp là các tác nhân ngoại lực:

  • Chấn thương gây mất máu;
  • Mất nước;
  • Tổn thương thận từ nhiễm trùng máu;
  • Tắc nghẽn dòng nước tiểu, chẳng hạn như do phì đại tuyến tiền liệt;
  • Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc;
  • Biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như sản giật và tiền sản giật, hoặc liên quan đến hội chứng HELLP.

Nguyên nhân gây suy thận mạn là những bệnh lý và rối loạn bên trong:

  • Bệnh tiểu đường, cao huyết áp;
  • Viêm cầu thận;
  • Viêm ống thận mô kẽ;
  • Bệnh thận đa nang;
  • Tắc nghẽn kéo dài của đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư;
  • Trào ngược bàng quang niệu quản, tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận của bạn;
  • Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần.

Đối tượng và yếu tố nguy cơ gây bệnh suy thận

Suy thận không xảy ra với tất cả mọi người, trong đó một số đối tượng và yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh này.

  • Người từng nhập viện, đặc biệt là đối với tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt;
  • Hút thuốc;
  • Béo phì;
  • Cholesterol cao;
  • Tắc nghẽn trong các mạch máu ở cánh tay hoặc chân (bệnh động mạch ngoại vi);
  • Bệnh suy tim;
  • Bệnh cao huyết áp;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận khác;
  • Tiểu sử: người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ hoặc người Mỹ gốc Á;
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh thận;
  • Tuổi tác: người từ 65 tuổi trở lên;
đối Tượng Nguy Cơ Suy Thận
Một số đối tượng nguy cơ suy thận

>>> Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm mỡ máu đo lường hàm lượng Cholesterol trong máu

Dấu hiệu của bệnh suy thận

  • Buồn nôn;
  • Ói mửa;
  • Chán ăn;
  • Mệt mỏi và yếu;
  • Các vấn đề giấc ngủ;
  • Thay đổi lượng nước tiểu;
  • Giảm sút tinh thần;
  • Co giật cơ bắp và chuột rút;
  • Nấc;
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân;
  • Ngứa dai dẳng;
  • Đau ngực, nếu tràn dịch màng tim;
  • Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi;
  • Cao huyết áp rất khó để kiểm soát.

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận thường không đặc hiệu, có nghĩa là chúng cũng có thể được gây ra bởi các bệnh khác. Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì thường bệnh đã ở giai đoạn trễ.

Biến chứng của bệnh suy thận

Suy thận ở mức độ cấp có thể được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời, khi chuyển biến qua giai đoạn mạn thì không thể phục hồi nguyên vẹn chức năng thận mà chỉ hạn chế bệnh thêm nặng.

Suy thận gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng:

  • Tay, chân bị phù do giữ nước, phù phổi cấp;
  • Tăng huyết áp;
  • Tăng kali máu, gây nguy hiểm đến tính mạng;
  • Các bệnh lý về tim mạch;
  • Gia tăng nguy cơ loãng xương, làm yếu xương;
  • Thiếu máu;
  • Ham muốn tình dục suy giảm, bất lực;
  • Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, có thể gây ra thay đổi tính cách hoặc khó tập trung;
  • Suy giảm miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn;
Biến Chứng Của Suy Thận
Các biến chứng có thể gặp của bệnh suy thận

Chẩn đoán

Suy thận giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu nên không thể chẩn đoán lâm sàng mà được chẩn đoán qua các phương pháp cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu
    • Xét nghiệm Creatinin
    • Xét nghiệm Ure
    • Xét nghiệm chức năng lọc cầu thận GFR
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Sinh thiết thận
  • Siêu âm thận
Xét Nghiệm Creatinin Chẩn đoán Bệnh Thận
Xét nghiệm Creatinin chẩn đoán bệnh thận

>>> Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm Creatinin và Ure kiểm tra chức năng thận

Phòng ngừa

Lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý là những cách giúp phòng ngừa hiệu quả, cụ thể là:

  • Theo dõi và duy trì huyết áp ở mức cho phép, thường là dưới 140/90mm Hg.
  • Kiểm soát nồng độ cholesterol và đường trong máu. 
  • Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao hằng ngày để duy trì thân hình cân đối.
  • Không sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá,… 
  • Mỗi ngày uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước, có thể uống nhiều hơn nếu vận động mạnh ra nhiều mồ hôi hoặc trong những ngày nắng nóng. 
  • Giảm đạm, giảm muối, giảm dầu mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày. 

Xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Lựa chọn phòng khám là quyết định trọng yếu cho chất lượng điều trị mà bạn được nhận. Phòng khám Đa khoa BSGĐ với mũi nhọn là khoa Nội tổng quát: Tiêu hóa   – Gan mật quy tụ các bác sĩ đầu ngành từ các bệnh viện hàng đầu Tp.HCM và hệ thống y tế được chú trọng đầu tư kỹ lượng chắc chắn sẽ là địa chỉ uy tín cho khách hàng điều trị bệnh nói chung và bệnh Suy thận nói riêng.

The Doctor Shows The Human Kidney On A Virtual Computer Screen.
Bệnh suy thận có thể điều trị nếu phát hiện kịp thời

Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!

——————————————————————

Logo Phu Duc 35 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC logo bài viết

ĐỊA CHỈ: 838 – 840 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP.HCM

Hot line HOTLINE: 0938.558.1330938.44.22.12

TỔNG ĐÀI: (028) 38 645 318

EMAIL: Pkbsgdphuduc@gmail.com

FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc

ĐẶT LỊCH KHÁM


Asian Doctor Woman Ok Sign Isolated White 40626634