Đục thể thủy tinh (cườm khô, cườm đá)

Đục thể thuỷ tinh là một bệnh lý về mắt thường gặp, đặc biệt phổ biến với người già, và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam và toàn thế giới.

Mắt đục Thủy Tinh Thể

Thể thủy tinh và bệnh đục thể thủy tinh 

Mắt & Thủy Tinh Thể
Mắt & thủy tinh thể

Thể thuỷ tinh là thấu kính 2 mặt lồi, trong suốt, giúp tia sáng đi qua, hội tụ trên võng mạc (lớp nhận cảm ánh sáng và gửi tín hiệu thị giác lên não). 

Thủy tinh thể là một khối thạch trong suốt, được cấu tạo chủ yếu từ nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự cố định. Thủy tinh thể phải trong suốt để tạo ảnh rõ nét.

Cấu Trúc Thủy Tinh Thể
Cấu Trúc Thủy Tinh Thể

Bệnh đục thể thủy tinh (hay còn gọi là cườm khô, cườm đá) là tình trạng mờ đục thủy tinh thể trong mắt. 

Thủy Tinh Thể
Bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thể thủy tinh xảy ra theo cơ chế tự nhiên:

  1. Theo thời gian, các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ gây tổn thương các protein trong thủy tinh thể. 
  2. Khi các protein này bị phân hủy, khiến trật tự sắp xếp bị đảo lộn, sẽ tạo thành hiện tượng mờ đục. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể.
  3. Khi thủy tinh thể bị đục sẽ cản trở ánh sáng đi qua, khiến hình ảnh phản chiếu bị mờ nhòe, không rõ ràng, khó phân biệt màu sắc.
Phân Loại đục Thủy Tinh Thể
Phân loại đục thể thủy tinh

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nên bệnh đục thể thủy tinh vẫn đang được nghiên cứu thêm.

Nhìn chung, đục thể thủy tinh do sự tác động từ các nguyên nhân:

  • Tuổi già: Đây là nguyên nhân thường gặp, đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây giảm thị lực ở người cao tuổi nói chung và gây nên bệnh đục thể thủy tinh nói riêng.
    Đục thể thủy tinh tuổi già có 3 hình thái chính: đục nhân, đục vỏ, và đục dưới bao sau.
  • Các bệnh lý khác: Đục thể thủy tinh do sự tác động từ các bệnh lý mắt hay toàn thân như viêm màng bồ đào, đái tháo đường, giảm calci huyết..
  • Thuốc: sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây nên bệnh đục thể thủy tinh như thuốc corticosteroid, phenothiazine, amiodarone…
  • Chấn thương: các tổn thương rách vỡ bao hay vi thể bao thể thủy tinh là các tác nhân gây đục thể thủy tinh.
  • Hội chứng giả bong bao thể thuỷ tinh (pseudoexfoliation): thường gặp trên những bệnh nhân cao tuổi (trên 70 tuổi). 
  • Bẩm sinh: do bất thường trong quá trình tạo phôi gây nên bệnh đục thể thủy tinh.
  • Các nguyên nhân khác (hiếm gặp): do điện giật, bỏng, nhiễm kim loại, tia xạ…

Triệu chứng

Đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu, người bệnh không nhận ra thị lực có thay đổi hay không và cũng chưa có triệu chứng rõ rệt.

Dần dà, tình trạng đục thể thủy tinh ngày càng nhiều gây suy giảm thị lực do ánh sáng đến võng mạc giảm đi. Lúc này, người bị đục thể thủy tinh có thể nhận thấy các dấu hiệu thường gặp sau:

  • Nhìn mờ.
  • Màu có vẻ nhạt hơn.
  • Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng: chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh; ban đêm thấy đèn pha quá sáng; thấy quầng sáng quanh đèn.
  • Thị giác kém hơn vào ban đêm.
  • Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.
  • Tăng độ kính đang đeo một cách thường xuyên.

Dù nhiều người bị đục thủy tinh thể cả hai mắt nhưng bệnh không lây từ mắt này qua mắt kia.

Bệnh đục thể thủy tinh nếu không được điều trị sớm dễ gây nên các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, thậm chí là mù lòa. Ngược lại, bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm, khả năng hồi phục là rất cao (trên 90%).

Xử lý điều trị

Những triệu chứng bệnh của đục thể thủy tinh có nhiều điểm tương đồng với các dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác tại mắt (glocom – cườm nước, bong võng mạc, viêm màng bồ đào, cận thị nặng). Do đó, để phát hiện đục thủy tinh thể cần phải khám mắt toàn diện.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh Glocom (cườm nước, tăng nhãn áp, thiên đầu thống)

Bệnh được chẩn đoán thông qua:

  • Đo thị lực bằng bảng thị lực.
  • Khám mắt với đồng tử giãn: dùng thuốc nhỏ để giãn đồng tử cho phép bác sĩ khám kỹ thủy tinh thể và võng mạc, đồng thời kiểm tra mắt có bệnh khác không.
  • Đo nhãn áp: đo thường quy để kiểm tra áp lực trong mắt, nếu nhãn áp tăng có thể là dấu hiệu bệnh glôcôm ().
  • Một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt.
Khám Thị Lực
Khám thị lực

Có nhiều phương án điều trị dành cho người bệnh xác định được rằng đang bị đục thể thủy tinh:

  • Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, dùng kính lúp hoặc tận dụng nguồn chiếu sáng tốt để làm giảm những rối loạn thị giác do đục thủy tinh thể.
  • Khi đục thủy tinh thể nhiều, các biện pháp trên không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính để thay thế thủy tinh thể nhằm cải thiện thị lực là cách điều trị hiệu quả nhất.
    Phẫu Thuật đục Thể Thủy Tinh
    Phẫu thuật điều trị Đục thể thủy tinh

Là một trong những phòng khám đa khoa BSGĐ uy tín chất lượng hiện nay, Phú Đức luôn mong đem lại cho khách hàng những điều tốt đẹp nhất trong việc chẩn đoán, điều trị các loại bệnh lý. Khoa Mắt của phòng khám Phú Đức với các y bác sĩ chuyên khoa, hệ thống trang thiết bị tối tân mong được đem đến cho quý khách hàng một đôi mắt khỏe mạnh, sáng đẹp như mơ ước!

Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!

——————————————————————

Logo Phu Duc 35 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC logo bài viết

ĐỊA CHỈ: 838 – 840 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP.HCM

Hot line HOTLINE: 0938.558.1330938.44.22.12

TỔNG ĐÀI: (028) 38 645 318

EMAIL: Pkbsgdphuduc@gmail.com

FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc

ĐẶT LỊCH KHÁM


Asian Doctor Woman Ok Sign Isolated White 40626634