Gai cột sống là một bệnh lý cơ xương khớp mãn tính, gây nhiều ảnh ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và thiệt mạng nếu không được điều trị kịp thời, triệt để.
Gai cột sống hay gặp ở nam và tăng theo độ tuổi.
Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống (Spondylosis) thuộc nhóm bệnh bệnh thoái hóa cột sống để chỉ tình trạng hình thành các gai xương (phần xương mọc ra) phía ngoài và hai bên của cột sống.
Gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Các gai xương này phát triển từ xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do tác động của viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống.
Gai cột sống có thể xuất hiện ở bất cứ phần nào của cột sống nhưng phổ biến nhất là ở khu vực thắt lưng (Lumbar Spondylosis) và cổ (Cervical Spondylosis).
Cơ chế và Nguyên nhân gây nên bệnh Gai cột sống
Xương sống lưng và cổ nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các động tác đi đứng, khiêng nặng… và bị thoái hóa theo tuổi tác. Khi đó, bao xơ đĩa đệm (phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống) bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi. Kết quả là các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau và bắt đầu mòn dần do ma sát và hình thành nên các gai xương.

Đây là một cơ chế tự nhiên của cơ thể.
- Thông thường, các đốt xương sống tiếp giáp với nhau bằng những khớp xương nhỏ ở hai bên phía sau đốt sống. Lúc khớp xương bị thoái hoá mất sụn bọc các đầu xương ở trong khớp bị hư hại, mòn và tróc ra, làm lộ xương ở dưới sụn gây nên tình trạng viêm khớp (sưng, đau).
- Vì khớp cột sống bị viêm, các đĩa đệm giữa các đốt sống cũng bị hư hại, cột sống không còn vững chắc như trước. Do đó, cột sống tìm cách tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương hay gai xương.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Vì vậy, thống kê bệnh lý đưa ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:
- Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.
- Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.
- Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.
Ngoài ra khi tuổi tác càng cao, tai nạn, chấn thương, béo phì cũng như tác dụng do yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra gai cột sống.
Triệu chứng
Gai thường mọc ở mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai cột sống gây ra các tổn thương và các đau đớn ở các mức độ khác nhau.
Đa số các trường hợp bệnh gai cột sống không có triệu chứng rõ ràng. Dù vậy, gai cột sống vẫn có một số biểu hiện đau thông thường giúp bệnh nhân nhận biết và đi thăm khám kịp thời:
- Đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi với vị trí tương ứng với phần cột sống liên quan.
- Đau tê ở cổ, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
- Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
- Cơ bắp yếu đi (đặc biệt là ở tay và chân).
- Mất cân bằng.
- Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện (tình huống nguy cấp).
- Rối loạn thần kinh thực vật (rối loạn phản xạ tự động, tăng tiết mồ hôi, hạ hô hấp, biến chứng huyết áp…).
Phòng ngừa
Gai cột sống là bệnh lý nguy hiểm và có thể phòng ngừa bằng một số cách:
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ (calcium, vitamin D). Chế độ bữa ăn gồm các thức ăn tránh béo phì, hoặc tăng cân như hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật, ngược lại cần tăng cường ăn rau quả.
- Không hút thuốc.
- Tránh chấn thương cột sống (ví dụ: ngồi xe hơi có bộ phận nâng đầu cổ/head rest)
- Tránh những thể thao quá sức (như cử tạ quá nặng, thể dục dụng cụ: vận động quá khó).
- Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh
- Hạn chế làm việc nặng như bê vác…
- Hạn chế tăng cân, béo phì.
Điều trị
Bệnh gai cột sống thường được phát hiện qua các biện pháp cận lâm sàng:
- Các xét nghiệm điện học: Nhằm đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não hoặc các bộ phận của cơ thể để đánh giá chính xác khả năng bị gai cột sống và mức độ của chấn thương dây thần kinh cột sống.
- Xét nghiệm máu: Loại trừ các nguyên nhân do các bệnh lý khác.
- Chụp X-quang: Xác định tình trạng tổn thương của xương, sụn hoặc bệnh thoát vị đĩa đệm, sự thay đổi của khớp và sự hình thành gai xương.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Kiểm tra tình trạng tổn thương của đĩa sụn hoặc tình trạng chèn ép của dây thần kinh cột sống.
- Chụp cắt lớp vi tính CT scan: Kiểm tra gai cột sống thông qua sự thay đổi trong cấu trúc của cột sống và mức độ chèn ép dây thần kinh.
Bệnh gai cột sống có nhiều phương án điều trị:
- Điều trị Đông Tây y kết hợp giữa châm cứu, vật lý trị liệu (hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng), song song với tập thể dục thường xuyên, mát-xa.
- Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.
- Sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.
- Phẫu thuật khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện.
>>> Có thể bạn quan tâm: 2 hình thức cơ bản của phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Tùy theo tình hình bệnh lý của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ vì cơ chế phản ứng của cơ thể. Do đó, bệnh nhân cần tái khám định kỳ để phát hiện sớm các tiến triển xấu từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.
Là một trong những phòng khám đa khoa uy tín, chất lượng của TPHCM, Phú Đức tự hào bởi khả năng chẩn đoán, điều trị các bệnh lý cơ xương khớp nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng. Đội ngũ bác sĩ chuyên gia của Phú Đức luôn sẵn sàng đồng hành cùng bệnh nhân dù là thăm khám tại phòng khám hay thực hiện ngay tại nhà.
Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!
——————————————————————
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC
ĐỊA CHỈ: 838 – 840 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP.HCM
HOTLINE: 0938.558.133–0938.44.22.12
TỔNG ĐÀI: (028) 38 645 318
EMAIL: Pkbsgdphuduc@gmail.com
FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc