Bệnh Tiểu đường, Đái tháo đường, Tăng đường huyết là tình trạnh có quá nhiều glucose trong máu, đồng nghĩa với có quá nhiều glucose tại các mô của cơ thể. Cụ thể lượng đường huyết lúc đói >= 1,26g/l (7mmol/l), lúc no >= 2g/l (11mmol/l) tức là tăng đường huyết.
Tăng đường huyết là bệnh của tuyến tụy – cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh và ổn định lượng đường trong máu thông qua nội tiết tố insulin. Khi insulin không được bài tiết thì đường huyết cao hơn mức bình thường, lâu dần gây nên bệnh tăng đường huyết.

Nguyên nhân gây nên bệnh tăng đường huyết
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng đường huyết như:
- Không sử dụng đủ insulin hoặc không uống đủ thuốc đái tháo đường
- Không tiêm insulin đúng cách hoặc sử dụng insulin hết hạn
- Không tuân theo kế hoạch ăn uống cho bệnh tiểu đường
- Ít hoạt động
- Bị bệnh hoặc nhiễm trùng
- Sử dụng một số loại thuốc như steroid
- Bị chấn thương hoặc phẫu thuật
- Căng thẳng tinh thần
Tăng đường huyết có thể xảy ra cả với người tiểu đường lẫn người không bị bệnh tiểu đường.
Dấu hiệu bệnh tăng đường huyết
- Khát nước nhiều, đi tiểu nhiều.
- Vã mồ hôi, run chân tay
- Đau bụng, nôn, buồn nôn
- Nhức đầu, mắt mờ
- Đau chân khi đi lại
- Sốt kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ
- …

>>> Có thể bạn quan tâm:
Xử lý điều trị bệnh tăng đường huyết
Những bệnh nhân tiểu đường khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở trên phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không được tự ý chăm sóc bệnh tại nhà để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Bác sĩ sẽ đưa ra khoảng giới hạn lượng đường trong máu cho bệnh nhân. Giới hạn đường cho phép trong máu là khác nhau với đối tượng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe (thai phụ, người cao tuổi, người đang ốm bệnh… có mức đường huyết khác nhau).
Để chẩn đoán và điều trị tình trạng bệnh tăng đường huyết, bệnh nhân được đo đường huyết bằng máy đo chuyên dụng (khuyến cáo thực hiện định kỳ), hay xét nghiệm Hemoglobin glycated (A1C) khi tái khám.
Trong trường hợp bệnh nhân có bệnh tiểu đường tuýp 1 và có lượng đường trong máu cao hơn 250 mg /dl, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra xeton trong nước tiểu hoặc máu.
Từ các kết quả có được, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp:
- Uống nhiều nước hơn.
- Tập thể dục nhiều hơn.
- Thay đổi thói quen ăn uống.
- Thay đổi thuốc.
Đến với phòng khám Đa khoa BSGD Phú Đức, bệnh nhân được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, tận tâm chu đáo và được chẩn đoán bởi hệ thống máy móc thiết bị y tế hiện đại nhất.
Bên cạnh đó, Phú Đức còn phục vụ bệnh nhân tại nhà với đội ngũ các bác sĩ gia đinh được đào tạo chuyên khoa, bài bản, có thâm niên, được khách hàng đánh giá cao về uy tín và chất lượng dịch vụ.

Đừng quên đội ngũ tư vấn 24/24 luôn đồng hành bên bạn nữa nhé!
Để được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ ngay với Phòng khám Đa khoa BSGD Phú Đức!
——————————————————————
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC
ĐỊA CHỈ: 838 – 840 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP.HCM
HOTLINE: 0938.558.133–0938.44.22.12
TỔNG ĐÀI: (028) 38 645 318
EMAIL: Pkbsgdphuduc@gmail.com
FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc