Viêm khớp là thuật ngữ nói chung các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Viêm khớp làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Viêm khớp
Khớp là nơi hai xương gặp nhau, chẳng hạn như khuỷu tay hay đầu gối. Viêm khớp là tình trạng khớp xương bị viêm nhiễm xảy ra tình trạng đau nhức, sưng tấy kéo dài.

Khi xương khớp bị viêm, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi, khiến cho xương dưới sụn cọ xát vào nhau, có thể bị vỡ, gây nên đau và sưng, mất khả năng cử động khớp, khó khăn khi di chuyển.
Viêm khớp xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, như: khớp chân, khớp tay, khớp háng, khớp vai, khớp đầu gối…

Hiện nay có khoảng 100 loại viêm khớp, trong đó 4 loại viêm khớp thường gặp là: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout và viêm đa khớp.

Nguyên nhân
Viêm khớp nói chung chịu tác động từ các nguyên do sau:
- Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm khớp, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Viêm khớp phổ biến ở người lớn tuổi - Di truyền. Một số bệnh xương khớp có yếu tố di truyền như: viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp… do gen của những người này thường nhạy cảm với những yếu tố thay đổi của môi trường và dễ bị tổn thương hơn.
- Béo phì. Cân nặng lớn gây sức ép hệ xương khớp càng lớn gây nên bệnh viêm khớp.
- Giới tính. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra, cơ bắp của nam giới phản ứng với xung thần kinh ở tốc độ nhanh hơn phụ nữ. Sự khác biệt này khiến tỷ lệ mắc viêm khớp ở phụ nữ cao hơn nam giới.
- Nghề nghiệp. Một số công việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp do thường phải lặp đi lặp lại các động tác trong thời gian dài.
- Hút thuốc lá có thể kích hoạt hệ miễn dịch bất thường ở những người mang gen liên quan đến viêm khớp dạng thấp và làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh và giảm hiệu quả của một số thuốc trị viêm khớp.
- Giày cao gót ở phái nữ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp, bào mòn và làm tổn thương sụn khớp, gây viêm khớp.
- Một số nguyên nhân khác cũng có thể làm các khớp xương dễ bị viêm như: dinh dưỡng không hợp lý, chấn thương, tai nạn…
Triệu chứng
Tùy thuộc vào loại viêm khớp, vị trí và tình trạng tiến triển của bệnh, triệu chứng có thể xuất hiện tăng hoặc giảm với những dấu hiệu phổ biến sau:
- Đau khớp
- Đỏ và sưng tấy tại vùng viêm
Đỏ tấy là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm khớp - Cứng khớp
- Viêm tại chỗ hay vùng xung quanh khớp
- Khớp kêu răng rắc
- Các cơ bắp yếu dần đi
Các triệu chứng ngoài khớp kèm theo có thể có như: sốt, phát ban hoặc ngứa, khó thở, gầy sút cân…
Biến chứng
Viêm khớp nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng:
Mất khả năng vận động
Tình trạng này xảy ra ở những người mắc bệnh viêm khớp diễn tiến trong một thời gian dài mà không có sự can thiệp hiệu quả. Đặc biệt là ở người lớn tuổi, khi bị viêm khớp gối, khớp háng, hông sẽ hạn chế khả năng vận động rõ ràng nhất. Càng để lâu, các khớp bị tổn thương càng mất vận động, tình trạng viêm đỏ, sưng, nóng thường xuyên tái phát.

Biến dạng khớp
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp. Hầu hết những người bị biến dạng khớp đều do mắc bệnh lâu năm, việc điều trị trở nên kém hiệu quả hoặc không thực hiện phương pháp cải thiện nào. Hiện tượng này xảy ra khi một bên khớp bị bào mòn nặng, cấu trúc khớp không vững chắc, bị dính và biến dạng.
Chẩn đoán và điều trị
Mỗi bệnh viêm khớp đều có tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau về lâm sàng và các xét nghiệm. Chẩn đoán viêm khớp thường có các phương pháp sau:
- Khám lâm sàng về các triệu chứng cơ năng và thực hiện khám xác định tầm vận động của khớp, sự biến dạng khớp, và một số nghiệm pháp để xác định tràn dịch của khớp.
- Thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, xạ hình xương, các xét nghiệm khác về miễn dịch…

Để điều trị viêm khớp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tây hoặc thuốc nam.
- Thuốc tây với ưu điểm giảm đau, chống viêm nhanh, được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh về xương khớp.
- Tùy theo một số bệnh lý viêm khớp và cơ địa của người bệnh, thuốc nam cũng có tác dụng điều trị hiệu quả.
Phòng ngừa
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp.
Thực phẩm bệnh nhân viêm khớp nên ăn:
- Bổ sung thực phẩm chứa axit béo omega-3 như: cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích… giúp giảm đau, chống viêm.
- Ăn nhiều ngũ cốc như: lúa mạch, gạo lức, các loại hạt khô… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng kháng khuẩn cơ thể.
- Uống 2-2,5 lít nước/ngày giúp cơ thể loại bỏ được độc tố gây viêm ra ngoài, đồng thời, bảo vệ lớp đệm của khớp.
- Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi như súp lơ, rau bina, cam, quýt… có nhiều chất xơ, vitamin A, C, B và khoáng chất giúp giảm thiểu tình trạng viêm khớp.
- Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa, bởi chúng chứa nhiều vitamin D, canxi rất tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó, dùng sữa đúng cách và khoa học sẽ hạn chế tình trạng loãng xương.
Để giúp giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh viêm khớp tốt hơn bạn cần lưu ý:
- Ngồi và làm việc đúng tư thế
- Tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với thể trạng
- Duy trì cân nặng, tránh thừa cân béo phì
- Hạn chế các chấn thương tới khớp
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGĐ Phú Đức!
——————————————————————
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC
ĐỊA CHỈ: 838 – 840 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP.HCM
HOTLINE: 0938.558.133–0938.44.22.12
TỔNG ĐÀI: (028) 38 645 318
EMAIL: Pkbsgdphuduc@gmail.com
FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc