Viêm VA là một bệnh lý viêm nhiễm Tai Mũi Họng thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ từ 6 tháng tới 6 tuổi. Bệnh viêm VA nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang…
Viêm VA là gì? Nguyên nhân gây bệnh
V.A (Végétations Adénoides) là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, là một phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer, còn gọi là amidan Luschka – đây là hàng rào bảo vệ cơ thể ở vùng mũi họng.
Nói cách khác, VA là một tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu, nằm trong khí quản và không cản trở đường thở. VA rất mỏng, chỉ khoảng 4-5 mm, nhưng xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng.
VA có từ lúc trẻ mới sinh (rất nhỏ), và phát triển dần theo nhiệm vụ miễn dịch (từ 6 tháng tuổi). Đến 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì.
Khi không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA, VA có nhiệm vụ nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể, nhân rộng và tỏa đi khắp.
Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA hay bị viêm, nhưng nhẹ. Khi sức đề kháng suy yếu, vi khuẩn tràn ngập quá nhiều. Khi đó bạch cầu không đủ sức tạo ra các kháng thể chống chọi, khiến các vi khuẩn bám và cư trú tại VA, sinh sôi nảy nở và gây viêm bệnh lý viêm VA.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh Viêm amidan
Viêm VA có 02 dạng: Cấp tính và Mãn tính.
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh viêm VA ở trẻ được chia theo mức độ bệnh lý.
1. Viêm VA cấp tính
- Sốt cao, đột ngột, kèm theo co thắt thanh môn, co giật (trẻ sơ sinh) hoặc co thắt thanh quản, đau tai (trẻ lớn hơn).
- Ngạt mũi,ngạt nặng dần, ngạt một bên rồi hai bên.
- Trẻ sơ sinh có thể ngạt mũi hoàn toàn phải thở bằng miệng, thở nhanh, nhịp không đều, trẻ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì không thở được bằng mũi.
- Trẻ lớn hơn không bị ngạt mũi hoàn toàn nhưng thở ngáy, nhất là về đêm, tiếng nói có giọng mũi kín.
- Ở người lớn nếu có còn bị viêm họng sau lưỡi gà, ù tai, nghe kém.
- Chảy nước mũi ra phía trước và xuống dưới họng, hốc mũi đầy mủ nhầy.
- Ho.
- Có thể có rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy.
- Trẻ nghe kém.
2. Viêm VA mãn tính
- Dấu hiệu quan trọng nhất là chảy nước mũi và ngạt mũi mạn tính.
- Trẻ chảy nước mũi trong hoặc nhầy, cũng có thể chảy nước mũi mủ (bội nhiễm). Chảy mũi thường kéo dài.
- Ngạt mũi có nhiều mức độ, ít thì chỉ ngạt về đêm, nhiều thì ngạt suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn. Trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc giọng mũi.
- Ho khan
- Ngủ không yên giấc, ngáy to, giật mình
- Tai nghe kém hay bị viêm.
- Hay sốt vặt, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, chậm phát triển thể chất và tinh thần, chậm chạp.
- Trẻ đãng trí, kém tập trung tư tưởng thường do tai hơi nghễnh ngãng và não thiếu oxy do thiếu thở mạn tính, thường học kém.
Biến chứng
Nếu không thăm khám, điều trị đúng cách, viêm V.A có thể gây ra các biến chứng:
- Viêm thanh khí phế quản: V.A có thể gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và kèm theo cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn
- Viêm tai giữa: vi khuẩn theo vòi Eustachi vào hòm nhĩ
- Viêm đường tiêu hoá: đau bụng đi ngoài ra nhầy, nước
- Viêm hạch gây áp xe (như hạch Gillette): đó là áp xe thành sau họng trẻ nhỏ
- Viêm cầu thận cấp
- Viêm ổ mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt
Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: cơ thể bị biến dạng, lồng ngực bị dẹp và hẹp bề ngang, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng đít Luôn mệt mỏi lười biếng, buồn ngủ, kém thông minh, nguyên nhân do nghe kém và thở kém nên cơ thể không bình thường.
Xử lý điều trị
Viêm VA ở trẻ được chẩn đoán qua các dấu hiệu đặc trưng, kết hợp với khám lâm sàng và nội soi VA.
- Khám lâm sàng kiểm tra các dấu hiệu:
- Các khe và hốc mũi đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ.
- Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch mũi chảy từ trên vòm xuống.
- Sưng hạch góc hàm.
- Nội soi qua đường miệng hoặc đường mũi là phương tiện chẩn đoán viêm VA tốt nhất hiện nay. Có thể nhìn thấy VA, đánh giá được kích thước của VA theo phân độ quá phát và tình trạng viêm của VA.
Nội Soi Viêm VA
>>> Có thể bạn quan tâm: Nội soi tai mũi họng
Viêm VA được điều trị bằng nhiều cách:
- Điều trị nội khoa:
- Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, sinh tố.
- Giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng
- Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng.
- Đặt máy phun sương trong phòng ngủ của bé, giúp làm ẩm không khí, tránh khô miệng.
- Đặt trẻ nằm nghiêng hay nằm sấp để hạn chế tình trạng ngủ ngáy và ngừng thở khi ngủ.
- Điều trị ngoại khoa: nạo VA

Phòng khám Đa khoa BSGĐ Phú Đức là một trong những phòng khám tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ tiện ích Bác sĩ gia đình. Với mong muốn cùng chung tay cùng quý phụ huynh trong việc bảo vệ sức khỏe của các bé một cách kịp thời, hiệu quả, tránh những hậu quả đáng tiếc về sau (trẻ còi cọc, kém phát triển, chậm phát triển trí tuệ, mắc các tai biến, bệnh lý mãn tính…). Đặc biệt, phòng khám Phú Đức liên kết trực tiếp với các bệnh viện trung ương chuyên khoa Nhi: bệnh viện Nhi Đồng I, II cam kết về một sức khỏe nhi đồng tốt và trọn vẹn nhất.
Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!
——————————————————————
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC
ĐỊA CHỈ: 838 – 840 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP.HCM
HOTLINE: 0938.558.133–0938.44.22.12
TỔNG ĐÀI: (028) 38 645 318
EMAIL: Pkbsgdphuduc@gmail.com
FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc